Mụn rộp sinh dục ở nữ giới
Bệnh mụn rộp sinh dục ở nữ nếu không được phát hiện điều trị sớm có thể dẫn tới nhiều biến chứng. Có thể kể đến là: viêm cổ tử cung, viêm nội mạc cổ tử cung, viêm phần phụ, gây vô sinh. Trong trường hợp đang mang bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thai nhi, khó trị dứt điểm dễ tái phát. Để giúp chị em chủ động phòng tránh phát hiện sớm trong bài viết dưới đây sẽ trang bị những kiến thức cơ bản về bệnh.
Bệnh mụn rộp sinh dục nữ là gì?
Mụn rộp sinh dục nữ hay còn gọi là Herpes sinh dục. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng và nguy hiểm. Bệnh do virus HSV gây nên. Có 2 loại HSV: HSV1 là bệnh thường gây mụn nước và các vết trầy xước ở quanh miệng, môi, có khi quanh mắt. HSV2 thường gây bệnh ở bộ phận sinh dục nên rất dễ nhầm lẫn với sùi mào gà.
Đối tượng dễ mắc phải bệnh mụn rộp sinh dục ở nữ:
Những người có hệ miễn dịch kém thường rất dễ bị virus HSV tấn công. Bệnh lây lan rất nhanh qua đường tình dục. Nên những đối tượng sau thường dễ mắc phải bệnh:
-
Những người quan hệ tình dục bừa bãi.
-
Người nghiện hút ma túy.
-
Người nhiễm virus HIV.
-
Nhân viên y tế.

Nguyên nhân gây bệnh mụn rộp sinh dục ở nữ
Có khá nhiều nguyên nhân có thể khiến chị em phụ nữ phải đối mặt với những rắc rối và nguy hiểm mà bệnh mụn rộp sinh dục gây ra như:
-
Vệ sinh âm đạo không sạch sẽ, đúng cách.
-
Quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn với người bị nhiễm bệnh.
-
Sử dụng chung các vật dụng hàng ngày như khăn tắm, bồn tắm,… với người nhiễm bệnh.
-
Tiếp xúc với các vết thương hở ngoài da.
Ngoài ra, chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, môi trường ô nhiễm,…. Khiến cho sức đề kháng của cơ thể giảm sút, tạo điều kiện cho vi khuẩn mụn rộp sinh dục tấn công và gây ra hiện tượng mọc mụn ở vùng kín nữ giới.
Triệu chứng của bệnh mụn rộp sinh dục ở nữ
Bệnh thường có những triệu chứng chung sau đây:
-
Sau khi nhiễm virus từ 2-7 ngày, người bệnh bắt đầu cảm thấy đau và ngứa. Sau đó bắt đầu xuất hiện các vết loét.
-
Dần xuất hiện những mụn nước hoặc những vết loét da. Các vết loét làm cho người bệnh thấy đau đớn khi đi tiểu. Vết loét đầu tiên chỉ là một vết nhỏ, đỏ, đau. Vài ngày sau vết loét bị mọng nước, lở loét, chảy dịch, chảy máu và sau khoảng 3-4 ngày, vết loét đóng vảy và lành lại.
-
Âm đạo tiết ra khí hư nhiều, đau ở vùng xương chậu.
-
Các hạch bạch huyết sưng lên và nóng rát khi đi tiểu.
-
Mụn mọc xuất hiện tập trung ở âm đạo, có trường hợp xuất hiện ở hậu môn, miệng.
Tác hại của bệnh mụn rộp sinh dục ở nữ
Bệnh mụn rộp sinh dục ở nữ nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Virus HSV có thể gây viêm tử cung, viêm nội mạc cổ tử cung.
Đặc biệt phụ nữ mang thai có thể truyền bệnh sang cho con và có thể gây sinh non. Đứa trẻ sinh ra sẽ yếu, có trường hợp bị nặng quá gây ảnh hưởng đến tính mạng và các dị tật bẩm sinh về hệ thần kinh.
Gây rối loạn tinh thần: Những người bị bệnh thường có tâm lí tự ti, xấu hổ, sợ người khác phát hiện ra, nên thường cảm thấy sợ sệt, căng thẳng, làm cho bản thân lúc nào cũng cảm thấy bất an, gây stress nặng.
Điều trị bệnh mụn rộp sinh dục nữ
Theo các bác sĩ phòng khám đa khoa Thiện Hòa hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh mụn rộp sinh dục ở nữ nói riêng và bệnh mụn rộp sinh dục nói chung. Vậy nên, khi phát hiện những triệu chứng nghi ngờ của bệnh, cần phải đi khám và điều trị ngay tránh những biến chứng và hiệu quả điều trị bệnh sẽ cao hơn. Bệnh thường được điều trị theo những cách sau:
-
Hỗ trợ điều trị bệnh ban đầu: Khi bệnh mụn rộp sinh dục mới xuất hiện, người bệnh thường có cảm giác đau đớn. Do đó, bác sĩ sẽ tiến hành hỗ trợ điều trị bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh giúp giảm đau và hạn chế sự lây lan.
-
Phương pháp ức chế: Sau khi được hỗ trợ điều trị ban đầu, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc kháng virus, có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi rút trong cơ thể và ngăn ngừa bệnh tái phát.
-
Điều trị bệnh liên tục: Người bệnh được sử dụng thuốc kháng sinh mạnh hơn để ngăn chặn sự phát triển của vi rút, đồng thời kiểm soát khả năng bệnh tái phát.
Cách phòng chống bệnh mụn rộp sinh dục ở nữ
-
Vệ sinh âm đạo sạch sẽ, đúng cách.
-
Quan hệ tình dục an toàn, khi quan hệ với người bị nhiễm bệnh nên sử dụng bao cao su. Tốt nhất trong quá trình điều trị bệnh thì không nên quan hệ.
-
Tăng cường rèn luyện thể dục, thể thao, ăn uống điều độ để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
-
Không nên sử dụng chung đồ cá nhân như khăn mặt, bồn tắm,… với người nhiễm bệnh.
-
Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
-
Không hôn người bị mụn rộp ở miệng.
>>>Lời khuyên: Những người đang mắc bệnh nên đến ngay phòng khám chuyên khoa uy tín để khám và điều trị kịp thời. Tránh tình trạng bệnh càng để lâu sẽ gây những biến chứng nguy hiểm dẫn đến việc điều trị khó khăn hơn.
Trên đây là bài viết về những thông tin mụn rộp sinh dục nữ. Hy vọng qua bài viết này chị em đã có cho mình những kiến thức cần thiết về bệnh. Nếu như gặp phải những triệu chứng như trên, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh, mang lại sức khỏe tốt cho bản thân.Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về bệnh khác, mời các bạn liên hệ với bác sĩ của phòng khám đa khoa Thiện Hòa qua hotline 1900 25.25.73 - 0387.25.25.21 hoặc đến địa chỉ: 73 Trần Duy Hưng - Cầu Giấy - Hà Nội để được giải đáp cụ thể.
Thông tin liên hệ:
Phòng Khám đa khoa Thiện Hòa địa chỉ 73 Trần Duy Hưng - Cầu Giấy - Hà Nội
- Đặt hẹn qua số Điện thoại
1900 25.25.73
0387.25.25.21
hoặc
CHAT VỚI BÁC SĨ
để được đăng ký sớm hoặc tự vấn không phải chờ đợi.
- Thời gian khám chữa bệnh: 8h - 20h:30 hàng ngày (kể cả ngày nghỉ, ngày lễ Tết)
SÙI MÀO GÀ KHÔNG?